Theo các nhà khoa học, công nghệ Inverter xuất hiện cách đây khoảng 20 năm nhưng đến nay mới được các nhà sản xuất lưu ý và sử dụng rộng rãi trong ngành cơ điện lạnh.
Sử dụng công nghệ biến tần thực chất là dùng loại mạch đổi điện có thể điều chỉnh các thông số điện như hiệu điện thế, cường độ dòng điện và tần số của máy. Khi ứng dụng vào ngành cơ điện lạnh, cụ thể là sản xuất máy lạnh thì mạch chuyển đổi này kiểm soát số vòng quay của máy nén, dẫn đến kiểm soát công suất điều hòa. Tăng tần số sẽ làm tăng công suất máy và ngược lại. Về nguyên lý, tính năng “thông minh” này giúp thiết bị có thể tiêu thụ điện ít hơn. Tuy nhiên, công nghệ này không phải là vạn năng vì nó cần điều kiện về diện tích phòng lắp điều hòa, cách nhiệt …
Biến tần tạo khí mát bằng cách thay đổi tần số máy nén, do đó điều chỉnh lượng môi chất để đáp ứng nhu cầu làm mát và đạt được nhiệt độ mong muốn với mức độ thay đổi nhiệt độ tối thiểu. Nhờ điều khiển nhiệt độ chính xác, tình trạng lãng phí có thể được loại bỏ. Do vậy, máy lạnh Inverter có hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn nhiều máy điều hòa thông thường và được ứng dụng khá nhiều trong cơ điện lạnh. Ưu điểm máy lạnh công nghệ inverter là tiết kiệm điện, khả năng làm lạnh nhanh, tạo sự thoải mái cho người dùng đã ngay lập tức .
Theo các chuyên gia, phòng dưới 16m2 nên dùng máy 9.000 BTU/h, phòng từ 16 đến 20m2 thì dùng loại 12.000 BTU/h, từ 20 đến 30m2 dùng loại 24.000 BTU/h. Công nghệ Inverter chỉ phát huy hiệu quả sau 2giờ khởi động máy. Nếu sử dụng không đúng loại hoặc hay mở cửa, sử dụng nhiều thiết bị phát nhiệt khác trong phòng thì công nghệ này sẽ kém hiệu quả. Ngoài ra, tường phòng dày, lớp cách nhiệt tốt cũng giúp thiết bị hoạt động tốt hơn.
Để điều hòa công nghệ Inverter hoạt động tốt thì việc bảo dưỡng định kỳ cũng là cần thiết. Thông thường thì sau 6 tháng cần vệ sinh máy lạnh một lần. Ngoài việc vệ sinh dàn lạnh, người sử dụng còn cần chú ý đến vệ sinh dàn nóng, block nén và đường ống dẫn gas.